Diễn đàn lớp 12A9
khóa 05-08 THPT Nghĩa Hưng B - Nam Định
[ Những bài mới đăng · Thành viên · Nội quy · Tìm kiếm · RSS ]

  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đàn lớp 12A9 » Thôn văn hóa - nghệ thuật » Truyện » truyện trạng quỳnh (các câu chuyện về trạng quỳnh)
truyện trạng quỳnh
Thông tin vắn tắt:
Ngày đăng bài: Thứ sáu, 13/November/2009, 5:44 PM | Link tới bài viết này # 1

 

phapsu

Trình độ: Binh bét

Chức vụ: Xã viên
Bài đã đăng: 21 bài.
Được thưởng: 1 lần
Phê bình: 1
Hiện đang Offline
Cồn Trạng Lột
Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt qua một chặng lầy tới mươi sải nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thúng nhỏ, thường chở giúp “ông Cống” qua chỗ lội, không lấy tiền.
- Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:
- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.
- Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?
- Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được một, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.
- Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!
- Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.
- Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi xanh đhình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ uôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.
- Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: “Trạng đang lột… cha đứa nào nói với đứa nào!”
- Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?
- Người về đáp: Trạng lột… cha đứa nào nói với đứa nào!
- Kỳ lạ thật! Trạng lột… Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lùng lắm!
- Thế là một đồn mười, mười đồn trăm… Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột… thôi thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể…
- Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái “lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.
-Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.



Thết Chúa Đại Phong
Chúa Trịnh ngày nào cũng yến tiệc, ních đầy bụng những sơn hào, hải vị. Người ăn của ngon nhàm mồm đâm ra khó tính. Một hôm chúa khó ở, lưỡi se đắng, bụng ậm ạch. Nhân ngồi với Quỳnh, chúa phàn nàn:
- Ta ngẫm không còn thiếu thứ gì quý hiếm trên đời chưa thưởng thức. Quái lạ, thế mà vẫn chưa món nào làm ta thực sự cảm thấy ngon miệng. Điều đó là tại làm sao, Trạng nói ta hay?
- Quỳnh nói luôn: Thế chúa đã xơi món mầm đá bao giờ chưa?
- Chúa lấy làm lạ: Món mầm đá thế nào, chắc ngon lắm phải không?
- Quỳnh đáp: Tuyệt trần đời. Nhưng muốn ăn mầm đá phải kỳ công.
- Chúa liền nằng nặc: Sợ gì công phu! Miễn là được ăn ngon. Nhất là lúc này, người đang mệt mỏi, ta đang rất cần ăn biết ngon. Trạng hãy mau chóng cho làm móm mầm đá kia đi!
- Ít lâu sau, vào tờ mờ sang. Quỳnh viết thiếp cho gia nhân mời chúa đến nhà thết tiệc mầm đá.
- Chúa đến nhà Trạng ngay từ mới rạng sáng. Đến khi mặt trời đứng bóng, vẫn thấy Quỳnh bận rộn lụi hụi dưới bếp, thỉnh thoảnh chạy ra, chạy vào, mồ hôi nhể nhại, khăn tay vắt vai, tay áo xắn đến khuỷu…Chúa nghĩ thầm “Đúng là món mầm đá kỳ công thật, nên Trạng mới phải ra tay đốc thúc nhà bếp tất tưởi như thế kia!”
- Quá ngọ, sang mùi, bụng chúa bắt đầu cồn cào. Quỳnh vừa ló mặt, chúa chép miệng, trách: Sao “mầm đá” lâu chin thế? Biết vậy thế này ta chẳng nhận lời đến nhà Trạng hôm nay.
- Quỳnh lấy khăn tay thấm mồ hôi trán khải rằng: Thần muốn chúa ngon miệng nên mới dụng công ninh “mầm đá” thật công phu. Xin gắng đợi chút nữa, sắp chín rồi…
- Một chốc chúa lại giục, Quỳnh lại khẩn khoản thưa: “Gắng đợi thêm một chút mầm đá không kỹ lửa, không ninh nhừ khó tiêu…”
- Mặt trời xế bóng vẫn chưa thấy món mầm đá được dọn ra. Mùi cá khô, lẫn mùi khói bếp bên mấy nhà vào bữa cơm chiều, làm chúa “Nhức lỗ mũi”, ứa nước dãi. Chúa đành gọi Quỳnh lên , chúa ngồi lù đù hóp bụng lại, thú thật: Ta đói lắm rồi, không đợi được nữa. Mẩm đá để dành ăn sau cũng được. Bây giờ có thức gì dùng tạm, Trạng cứ cho mang lên!
- Quỳnh dạ một tiếng, vẻ miễn cưỡng rồi hét vọng xuống bếp: Cứ chất thêm củi vào nồi “mầm đá”! Hãy bưng cơm lên dâng chúa dùng cho qua loa đã chúng bay!
- Gia nhân dạ ran, rồi bê cái mâm lên. Bữa xoàng, có một phạng cơm với rau muống luộc, và một chiếc hũ sành.Chúa thấy ngoài chiếc hũ dán mảnh giấy hồng điều đề hai chữ “đại phong”. Chúa ăn cơm rau chấm nước “đại phong” ngon lành, chỉ một loáng lại đưa bát cho Trạng xới tiếp. Chúa nghĩ bụng, chắc món này cũng quý hiếm đặc biệt, nên thấy Trạng giữ gìn chiếc hũ cẩn thận. Có lần rau đã hết nước chấm, mãi mới thấy Trạng cẩn thận đỡ miệng hũ, múc thêm mấy muôi nhỏ “đại phong” nữa…
-
- Chúa ngắm nghía chiếc hũ lại nhìn Trạng. Này khanh, “đại phong” là món gì mà ngon lạ như vậy?
- Khải chúa, đây chỉ là món thường nhật của con nhà trong làng.
- Chúa không tin: Hai chữ “đại phong” là nghĩa thế nào?
- Quỳnh tủm tỉm cười: Nhà chúa nhìn được mặt chữ, tự giải lấy, khắc rõ.
- Chúa lẩm bẩm: Đại phong tức là gió lớn, phải không?
- Quỳnh gật đầu, hỏi tiếp: Vậy gió lớn thì làm sao?
- Chúa bối rối như học trò không thuộc bài, nhìn Trạng.
- Quỳnh giảng giải: Gió lớn ắt đổ chùa!
- Trạng lại tiếp, hỏi dần: Đổ chùa thì làm sao?
- Chúa càng ấp úng. Quỳnh nói: Đổ chùa thì sư, vãi bỏ chạy, xôi oẵn mất hết… Của ngọc thực rơi vãi hết thì ông bụt nào cũng phải lo… Tượng lo thì làm sao?
- Trạng hỏi, đáp, dồn dập, liên hồi. Chúa chỉ còn biết ngồi trơ ra như phỗng. Hồi lâu, Quỳnh mới chịu khẽ khàng cắt nghĩa: Đến trẻ con cũng biết đọc ngược thì “tượng lo” là “lọ tương”. Khải chúa, thứ tương đỗ này không cao sang đâu, chẳng qua chúa quên mất những miếng ngon lành ở làng xóm rồi. Nay thần bày cách ninh “mầm đá”, chẳng thể đun được nhừ, đợi đến bao giờ cũng không có thể ăn được. Chúa cứ ngồi cho bụng thật đói, miệng thật thèm, bấy giờ chỉ cần lấy lưng cơm với món “đại phong” xoàng xĩnh này, chúa thấy ngon miệng.
- Chúa Trịnh bừng tĩnh trước một sự thật ngay bên mình… Chúa đứng dậy, cảm ơn Trạng, ra về.



Chọi gà
Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh. Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến. Lúc đầu chúng đến gạ, Quỳnh từ chối. Sau thấy chúng nài nỉ năm lần, bảy lượt, Quỳnh chậc lưỡi: “Ừ thì chọi”. Bên kia mừng rơn, vội về phục thuốc, phục sâm cho gà đẫy lực trước khi ra sân đấu. Chúng còn dẻo miệng tán tỉnh mời được cả chúa nhận lời đến ngự tọa cuộc vui.
- Sới chọi mở giữa ban ngày vào một buổi sáng tại sân nhà Trạng. Không kể nhà chúa và lũ lâu la hầu cận, hôm ấy nhiều quan văn, quan võ trong triều, cùng dân chúng kinh thành nghe tiếng, chen chúc chật như nêm.
- Một hồi ba tiếng trống vừa dứt, cả hai đều tung gà ra sới. Gà của bọn quan thị, thoạt trông đủ biết là gà chiến lão luyện. Da nó trần trụi đỏ au, đôi mắt là hai hòn than lửa, mỏ thì quặp xuống, trông còn dễ sợ hơn mỏ đại bàng. Nó chưa rướn cổ, giang cánh, chỉ mới ướm cựa đặt những ngón chân xuống nền bằng mà bụi cát đã vẩn lên từng đám… Trong khi đó, trông đến gà của Trạng, ai cũng phải cười. Không những nó thiếu khí thế oai phong, ngay đến cốt cách bình thường của một con gà chọi cũng không có được. Nhìn kỹ, nó như loại gà sống thiến, nhưng ở đây, chưa có ai có thể bất ngờ tới điều đó. Biết đâu đấy “tâm ngẩm đá ngầm chết voi” thì sao?
- Hai “đấu thủ” gặp nhau ở vòng giao chiến thứ nhất. Người ta thấy gà của Trạng không thu thế gì, đập cánh phành phạch nhảy chồm ngay lên mổ vào đầu đối phương. Số đông khán giả vốn có cảm tình với Trạng ghét lũ nịnh thần quan hoạn, đã vỗ tay reo hò. Vừa ngay đấy, con gà thiện chiến kia ra miếng. Chỉ một loáng, nó xỉa cựa chân trái vỡ ức con gà của Trạng… Kẻ “chiến bại” rũ lông cánh nằm giẫy đành đạch… Trên chòi cao, chúa cả mừng cười khoái trá. Người đứng xem chán ngán bỏ về, còn bọn quan thị thì hò reo đắc thắng. Một tên đến trước mặt Trạng, nói khiêu khích:
- Thế mà có kẻ dám bảo gà của Trạng mấy lần chọi thắng gà của xứ Tàu. Té ra chỉ toàn đồn hão!
- Quỳnh làm bộ buồn phiền đáp lại: Vâng, các ông nói phải. Trước kia gà của tôi cũng cứng cựa, nhưng từ khi nó bị thiến nó mới đâm ra đổ đốn thế này.
- Bây giờ nhà chúa và lũ tay chân mới biết Trạng chơi xỏ, đem gà thiến ra chọi với gà chính cống. Thầy tớ chúa tôi bẽ mặt, nháy nhau rút quân cho nhanh. Trạng vẫn không tha, cứ lễ mễ ôm con gà chết, chạy theo đám quan gia, cờ, quạt… mà khóc:
- Khốn nạn thân mày , gà ơi! Mày đã bị thiến thì còn đua đòi làm gì? Tao đã bảo, mày không nghe, mày cứ ngứa nghề mà tranh chọi…Hu…hu… mày chết nhục nhã, hèn hạ cũng là đáng đời mày, chỉ thương tao tốn cơm, phí thóc, mất công toi nuôi mày, gà ơi là … con gà… bị thiến… kia ơi!
- Tiếng Trạng khóc gà “đuổi” tận vào cung cấm. Bọn quan lại đóng chặt mấy lần cửa, vẫn còn nghe văng vẳng câu chửi mỉa đau như hoạn.


------------ Chữ kí của phapsu --------------

"Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi rồi cũng thành đường thôi"
lỗ tấn


Nội dung thay đổi lần cuối bởi phapsu - Thứ sáu, 13/November/2009, 6:13 PM
 
Thông tin vắn tắt:
Ngày đăng bài: Thứ sáu, 13/November/2009, 6:25 PM | Link tới bài viết này # 2

 

phapsu

Trình độ: Binh bét

Chức vụ: Xã viên
Bài đã đăng: 21 bài.
Được thưởng: 1 lần
Phê bình: 1
Hiện đang Offline
Đất Nứt Con Bọ Hung

Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.

Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:

- Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa!

Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:

- "Lợn cấn ăn cám tốn."

Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao núng, Quỳnh đọc lại ngay:

- "Chó khôn chớ cắn càn."

Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo:

- Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì tao phục!

Nói xong Tú Cát đọc ngay:

- "Trời sinh ông Tú Cát!"

Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp:

- "Đất nứt con bọ hung!"

Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng.



thử mèo

Trong khi dân đói khát, nghèo khổ, thì Vua thời ấy lại cưng chìu 1 con mèo ngài đã được Mỹ Hương, 1 nàng cung phi rất được sủng ái tặng. Vì vua rất sợ cái máu ghen có một không hai của hoàng hậu.
Con mèo có bộ lông màu sắc óng ánh, nên được vua đặt tên là Cầu Vòng. Thấy vua ham chơi mèo quá, Quỳnh rình 1 ngày vào chầu bắt "Cầu Vòng" về. Về tới nhà ông xích con mèo lại, và mỗi lần tới bữa cơm ông đem 2 đĩa cơm. 1 đĩa cơm trắng và sơn hào hải vị, còn 1 đĩa cơm trắng và rau cải. Mõi lần con mèo đến gần đĩa cơm sang trọng là bị ông lấy cây mây đánh đòn.
Sau 1 thời gian, Cầu Vòng quên hẳn cuộc sống vương giả, và cũng là lúc Vua phát giác ra Cầu Vòng bị trạng bắt cóc. Vua bắt trạng và Cầu Vòng vào chầu. Vua trách tại sao trạng lại làm chuyện như thế. Trạng nhất định nói mấy ông quan hiềm khích nên vu khống.

- Thưa bệ hạ, để chứng minh con mèo này là của hạ thần xin ngài hãy soạn 2 đĩa cơm, 1 đĩa cơm sang trọng và một đĩa cơm trắng với vài miếng rau.
Thế là 2 đĩa cơm đem ra. Vua cầm đĩa cơm sang trọng gọi Cầu Vòng mấy lần, nhưng con mèo cứ quay mặt sang chỗ khác. Thế là trạng cầm đĩa cơm lên và gọi:

-Ái Hương ơi! Ái Hương!

Nghe tiếng trạng gọi Ái Hương, thế là con mèo sà tới và ăn đĩa cơm của trạng. Vua nghe trạng gọi Ái Hương thì chột dạ, nhưng không dám làm gì vì có hoàng hậu ngồi kế bên. Thế là trạng được ra về với nàng Hương...



Quyển sách quý

Trong phủ Chúa đầy dẫy những tên hoạn quan hèn hạ, nịnh hót và tham lam, và những tên này rất ghét Quỳnh và hay dòm ngó nhà Quỳnh.

Một hôm Quỳnh mang quyển sách đóng bìa đẹp, đi qua mặt tên rình trước cửa nhà. Quỳnh giả bộ dấu diếm 1 quyển sách trong người. Tên hoạn quan liền cố gắng mượn coi cho bằng được. Khi mở ra thi toàn thấy giấy trắng, đến gần hết quyển sách mới thấy có mấy chữ mà đọc hoài không hiểu. Quỳnh rủ về nhà mới giải thích.

- Chúa vị thị thần viết, vi cốt tứ địch. Thị thần quị nhi tấu viết, thần phùng chỉ phát. Nghĩa là: Chúa hỏi thần rằng, làm xương cho sáo. Thị thần quỳ mà tâu rằng tôi may ngón tóc.

Tên hoạn quan lẩm nhẩm câu nói của trạng, tỏ vẻ không hiểu. Hắn đực mặt ra, Trạng cẩn thận giải thích:

- Chúa hỏi thần rằng, làm sao cho sướng? Thị thần quỳ ma tâu rằng: tôi móc ngón tay. (Chú ý hoạn quan không có bộ phận sinh khí).

Hắn nghe giải thích xong thì nổi giận bỏ đi. Đợi hắn ra khỏi nhà, trạng tháo chỉ, rút tờ giấy đó ra rồi đốt. Trạng bỏ 1 tờ giấy khác vào và viết vài chữ khác.

Hôm sau Chúa bắt trạng vào chầu và đòi coi quyển sách lạ mà hoạn quan đã về kể. Trạng tâu:

- Khải Chúa, sách của thần ghi chép xằng bậy, không đáng để Chúa phải bận tâm.

Chúa nghe thấy vậy thì tin những lời ton hót của tên hoạn quan kia. Ngài đòi coi cho bằng được. Khi mở ra thì ngài đọc thấy:

- Ngã tư thế sự. Tư viết tả tô chấn tân thịnh nền giai khống xái châu.

Đọc xong Chúa không hiểu gì hết, bèn bắt trạng giải thích. Trạng giải thích đại khái câu nói nói : ta nghĩ về sự thế, cái nền thịnh trị tân tiến là đẹp vô cùng. Chúa nghe xong thì cười, cho là câu nói nghe vui tai đáo để, rồi ban thưởng cho Trạng.

Khi trạng về tới nhà thì tên hoạn quan ghé thăm, nịnh hót:

- Ông Quỳnh đừng có giận tôi, không nhờ tôi thì ông đâu có được Chúa khen và ban thưởng.

- Ông lầm rồi, tôi đời nào lại trách ngài. Câu viết đó là tôi cố ý dành riêng cho Ngài thưởng thức đó.

Tên quan thị ngơ ngác, không hiểu gì hết. Trạng cười nói:

- Để tôi giải thích cho ngài rõ. Ngã tư thế sự là tao nghĩ về cái trò đời. Tư viết là nghĩ rằng. Tả tô chấn là tổ cha hắn. Tân thịnh nền là tên nịnh thần. Giai khống là không giái. Xái châu là xấu chơi. Nguyên câu nghĩa là : "Tổ cha hắn, tên nịnh thần không giái, xấu chơi"! Ngài nghe thủng chưa???

Tên quan thị câm như hến, lủi thủi bỏ đi. Thế là cái mặt xấu chơi đó biến hẳn khỏi nhà trạng.



Ăn trộm mèo

Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trong thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh.
Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch.
Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.



------------ Chữ kí của phapsu --------------

"Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi rồi cũng thành đường thôi"
lỗ tấn
 
Thông tin vắn tắt:
Ngày đăng bài: Thứ sáu, 13/November/2009, 6:37 PM | Link tới bài viết này # 3

 

phapsu

Trình độ: Binh bét

Chức vụ: Xã viên
Bài đã đăng: 21 bài.
Được thưởng: 1 lần
Phê bình: 1
Hiện đang Offline
Những Bài Thi Bất Hủ

Nghe trạng Quỳnh nói năng giọng châm biếm, nhà Chúa nghĩ rằng con người này bức trí vì tài năng chưa được thi thố hết mức. Tương truyền Chúa mở mấy khoa thi, ngầm sai thị thần ép Quỳnh đi thi, nếu Quỳnh thực lòng thờ Chúa, Chúa sẽ chấm Trạng nguyên.

Kỳ thi hội thứ nhất - Năm ấy không có điều gì vui mừng, Chúa lại mở ân khoa (!) Chẳng qua vì nhà chúa ăn tiêu xa xỉ, thâm lạm quá nhiều vào quốc khố, lại gặp liền vụ mất mùa, không còn cách gì bóp nặn của dân, đành bày ra trò mua bán khoa danh để kiếm chác. Trường thi hỗn độn: người vô thi lẫn người đi theo làm giáp bài hộ, quan trường thông lưng với sĩ tử; có kẻ mối lái mà cả, ăn giá trước lấy đỗ cao, đỗ thấp; có kẻ làm sẵn câu chữ ngang nhiên đi rao bán bài thi như đi rao bán thịt, cá... giữa chợ.

Chẳng cần Chúa ép, kỳ thi hội lần này Quỳnh đã có chủ đích ứng thi cốt nhập vào dòng người bát nháo kia coi thử họ xoay xở, lừa đảo, làm ăn ra sao. Vào thi Quỳnh chỉ viết qua loa chiếu lệ xong, ngồi ngoạch bút vẽ nguệch ngoạc. Mấy tên giám thị được phân định coi khu vực, cứ ngấp nghé rình mò. Quỳnh giả tảng không biết, hứng bút đề một bài thơ tứ tuyệt cố ý cho bọn chúng trông rõ:

Văn chương phú lục đã xong rồi
Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi
Nhắn nhủ mấy lời cho chúng biết
Chúng còn rình tớ chúng ăn bòị

Lén đọc thấy, mấy tên này tức tốc đến trình quan sơ khảo. Quan sơ khảo lại đi tìm quan phúc khảo, cùng đến... Trong khi đó, Quỳnh ngồi rỗi buồn tay vẽ thêm mấy chú voi con nữa. Các quan trường kéo đến đông đủ cả bầy, Quỳnh thản nhiên đề vào dưới bức biếm họa

Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc
Chú sơ, chú phúc (2) rúc mà coi!

Cả bọn tẽn tò, bấm nhau lảng. Cố nhiên, kỳ thi này Quỳnh là người bị đánh hỏng đầu tiên.
Kỳ thi hội thứ hai - Chúa vẫn ngầm sai người ép Quỳnh đi thi, để nếu còn ngang bướng Chúa sẽ thẳng tay trị tội.
Vào trường thi, chép xong đầu bài, Quỳnh không thèm động bút. Ông chống tay vào cằm, đảo mắt nhìn bao quát. Lũ quan trường tưởng ông bí văn, đến nói nhỏ vào tai:
- Ông nghĩ được đến đâu cứ viết đến đấy, đã có Chúa và chúng tôi phù trợ. Chỗ nào khó thì làm trống!
Quỳnh gật đầu mỉm cười. Nhân đấy, ông nảy ra một ý ngộ nghĩnh. Bọn này xui ta "làm trống" nghĩa là chỗ nào chưa nghĩ ra, kho, chưa viết được, thì để giấy trắng - để suông, để trống! Ta sẽ tương kế, tựu kế, dựa theo lời chúng, tả ngay chiếc trống, thế mà lại hay"... Ông lúi húi viết vào bài:
.. Ô hô! Da trâu, tang mít, tứ ký thành bưng bít chi công; đám hội, nhà chay thượng ký đổ thì thùng chỉ hiệụ..

Không rõ lúc đọc bài, quan trường có hiểu rằng Quỳnh đã lấy cớ nghễnh ngãng, nghe nhầm "làm trống" để tả ra "cái trống" nhằm phỉ báng sự bất lực cùng đầu óc trống rỗng của bọn chúng từ vua, chúa đến quan trường hay không. Nghe đâu bọn quan trường lại bị nhà chúa mắng: "Ăn không nên đọi, nói không nên lời! Để Quỳnh làm lạc đề, tội ở các ngươi!"

Kỳ thi hội thứ ba - Nhân năm mưa thuận gió hòa, được mùa toàn cõi, nhà chúa thay lời vua Lê, tự tay ra đề thi hướng vào chuyện đó.
Mở đầu bài chính văn Quỳnh viết ngay hai câu "phá" (3):

Quân tắc cổ, thần tắc cổ, đái hàm quan
Ngu Thuấn chi công
Thượng ung tai, hạ ung tai, ỉ đầu lại
Đường Nghiêu chi trị

Giải nghĩa theo chữ hán, đại ý là:

Vua hành đạo theo phép tắc xưa, bề tôi hành đạo theo phép tắc xưa kính cẩn đều nhìn nhận công ơn vua Thuấn. Người trên hòa vui. Người dưới hòa vui trước hết nhờ cậy nền thịnh trị vua Nghiêu.
Mới xem lướt, Chúa Trịnh đã định xếp bài Quỳnh cho đỗ. Quan đề điệu (4) đứng bên cạnh liền tâu:
- Khải Chúa xin người hãy xét lại kỹ hơn. Thần e trong những câu chữ ấy có hàm ý không thuận mà lại còn bất kính nữa. Kẻ hạ thần xin xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp để nhà Chúa thính lãm (5).
Quả nhiên nghe đọc lại Chúa tái mặt, sửng sốt vì những lời phỉ báng táo tợn:

- Nhà vua tắc cổ (câm), bề tôi cũng tắc cổ, đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng (chúng tao) đang được sống dưới thời vua Thuấn.
- Đứa trên lòi tai (ung tai: thối tai), đứa dưới cũng lòi tai, ỉa vào đầu lũ nha lại, dám bảo rằng (chúng tao) đang mở mặt giữa đời vua Nghiêu.
Trên giấy trắng mực đen, không ai bắt bẻ Quỳnh được chữ gì, mặc dù bài của ông bị loại.
Cả ba kỳ thi hội, Quỳnh đều trượt. Nhưng Quỳnh thêm nổi tiếng vì những "bài thi bất hủ" ấy.


Làm Thơ Xin ăn

Tại một làng thuộc tỉnh nọ có tên địa chủ giầu có nứt vách, lại nổi tiếng gian ác và hay hà hiếp dân lành. Hắn có cô con gái tuy đẹp nhưng cũng nổi tiếng không kém cha về cái thói chua ngoa đanh đá. Cô gái này thường thay cha ra đồ nam đốc thúc kẻ làm thuê.

Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta để khỏi bị nhục.

Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân bố thí cho ít lúa thổi cơm.

Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo:

- Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo!

Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo:

- Ðã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa!

Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to:

Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua.
Nắng cực cho nên phải mất mùa
Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị.
Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho.

Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê.
Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng chống nạnh như trước nữa.


Ðón Sứ Tàu

Triều đình chuẩn bị đón sứ nhà Thanh sang nước ta. Chúa nghe nói tên này là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn kêu Quỳnh vào, giao cho giữ việc nghênh tiếp.
Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.
Khách Tàu đến, đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:

"Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh"
(Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)

Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:

"Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"
(Bọn quan quyền phương Bắc đều từ chỗ đó mà ra cả )

Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm. Chúng không thể ngờ rằng một bà bán nước bên đường lại có sức học kinh người đến thế !

Khách ra đi, xuống đò của Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:
Lôi động Nam bang (Sấm động nước Nam)
Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng cậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:

Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc)
Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:

"Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )

Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Cả nhóm trong bụng vừa tức, vừa sợ, cứ ngậm miệng cho đến nơi.
Thi Vẽ

-Sứ Tàu vốn là một tay vẽ rất giỏi. Một hôm, hắn khoe tài với Quỳnh, ra giọng thách thức:
- Ta chỉ nghe ba tiếng trống đánh là vẽ xong một con vật. Người có thể làm như thế không?

Quỳnh cười đáp:
- Thưa, chỉ nghe một tiếng trống mà vẽ xong đến mười con vật như tôi mới tài, chứ phải ba tiếng trống mới vẽ được một con thì sao gọi là tài cho được!
Sứ Tàu nghe nói tức lắm, nghĩ bụng phải cho cái thằng này biết tài mới được, thách Quỳnh thi vẽ với hắn. Quỳnh nhận lời ngay.

Ðến lúc thi, nghe tiếng trống đầu tiên, sứ Tàu liền cắm cúi vẽ lấy vẽ để. Quỳnh thì cứ ung dung ngồi dưới chiếu nhai trầu, xem như người đang ngồi hóng gió chứ không phải thi thố gì cả. Tiếng trống thứ hai nổi lên, sứ Tàu liếc thấy Quỳnh vẫn cứ ngồi đó ngâm nga. Nghe tiếng trống thứ ba, Quỳnh mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghoèo. Khi đó, sứ Tàu chưa vẽ xong được hình thù con vật nào cả.
Thời gian so tài đã hết, Quỳnh đưa tờ giấy ra, bảo với sứ Tàu:

- Ông thua cuộc rồi đấy nhé ! Tôi đâu có nói ngoa, chỉ nghe một tiếng trống thôi là tôi vẽ xong ngay mười con giun đất đây này.
Sứ Tàu muốn ôm đầu kêu trời, đành thua mẹo của Quynh` Thi Vẽ

Sứ Tàu vốn là một tay vẽ rất giỏi. Một hôm, hắn khoe tài với Quỳnh, ra giọng thách thức:

- Ta chỉ nghe ba tiếng trống đánh là vẽ xong một con vật. Người có thể làm như thế không?

Quỳnh cười đáp:

- Thưa, chỉ nghe một tiếng trống mà vẽ xong đến mười con vật như tôi mới tài, chứ phải ba tiếng trống mới vẽ được một con thì sao gọi là tài cho được!

Sứ Tàu nghe nói tức lắm, nghĩ bụng phải cho cái thằng này biết tài mới được, thách Quỳnh thi vẽ với hắn. Quỳnh nhận lời ngay.

Ðến lúc thi, nghe tiếng trống đầu tiên, sứ Tàu liền cắm cúi vẽ lấy vẽ để. Quỳnh thì cứ ung dung ngồi dưới chiếu nhai trầu, xem như người đang ngồi hóng gió chứ không phải thi thố gì cả. Tiếng trống thứ hai nổi lên, sứ Tàu liếc thấy Quỳnh vẫn cứ ngồi đó ngâm nga. Nghe tiếng trống thứ ba, Quỳnh mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghoèo. Khi đó, sứ Tàu chưa vẽ xong được hình thù con vật nào cả.

Thời gian so tài đã hết, Quỳnh đưa tờ giấy ra, bảo với sứ Tàu:
- Ông thua cuộc rồi đấy nhé ! Tôi đâu có nói ngoa, chỉ nghe một tiếng trống thôi là tôi vẽ xong ngay mười con giun đất đây này.
Sứ Tàu muốn ôm đầu kêu trời, đành thua mẹo của Quỳnh một lần nữa



gậy ông đập lưng ông

Á n Tử là tướng quốc nước Tề. Sắp sang nước Sở. Vua nước Tề mới gọi Án Tử đến, mà phán rằng:
- Nay ngươi đem chuông đi đánh xứ người, thì phải đánh thật kêu. Chớ không thể đánh qua loa mà ôm điều hối hận.
Đoạn, dzô một hớp bồ đào mỹ tữu, rồi tiếp:
- Quen sợ mặt. Lạ sợ áo quần. Nay người vì chính sự đi xa, thì phải chú tâm vào cái... hàng cái hiệu.
Chớ đừng lưa thưa vài ba áo sống. E làm trò cho thiên hạ cười chê, thì dẫu tắm trăm sông cũng khó lòng rửa sạch...
Nói rồi, liền ban cho lụa là gấm vóc, cùng mớ kim ngân phòng khi hữu sự. Án Tử lạy tạ rồi thu lấy quay về. Đến nơi, vợ chạy ra tận cổng. Đón vào. Tự tay khui một lon bia, rồi nhỏ nhẹ hỏi rằng:
- Chưa tới ngày sinh nhật. Cũng không phải đến ngày hai đứa... rụng vào nhau. Hà cớ chi chàng lại mua quà nhiều như vậy?
Án Tử lẹ làng đáp:
- Mua đâu mà mua. Đây là quà vua ban cho ta, đặng sửa soạn cho xôm trước giờ sang nước Sở. Chớ có đâu như bà cứ bình tâm... tứ sắc, nên chẳng lý gì đến cái mặc của chồng con, thành thử đã bao năm cũng mình trơn bốn bộ!
Vợ Án Tử nghe thế, mới xụ mặt xuống, mà bực dọc nói rằng:
- Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Người có... thê! Mà giả như lang quân không muốn sống cùng em nữa - thì nói mẹ nó ra - Chớ đừng mượn gió bẻ măng mà khổ đau người đang hận...
Đoạn, bưng lấy mặt mà khóc. Án Tử thấy vậy, mới thần hồn át thần tính, mà bảo dạ rằng:
- Đàn bà! Luôn nhớ đến những gì người khác... quên làm cho mình, mà chẳng bao giờ nhớ đến những gì mình nhận nơi người khác, nên cõi thế này mới lắm chuyện sầu đau.

Mới tím ruột tím gan tím... chiều hoang biền biệt. Thôi thì nghĩa Phu thê vẫn còn đang gắn bó - thì xá mẹ gì một chút vải này đây - để chữ trăm năm như thuyền không bến đậu. Chớ có tấm áo mà buồn trong tiếc nuối, thì liệu mai này còn... quân tử được ư?
Nghĩ vậy, Án Tử mới tươi nét mặt, mà hớn hở nói với vợ rằng:
- Tôi vẫn nhớ ngàn xưa hay nói: Hòa khí sanh tiền tài. Nín nhịn sẽ mang nhiều ân đức, nên quyết diệt trừ nóng giận với sầu bi. Chớ không thể cứ... vô tư làm nàng rầu mãi được...
Nói rồi, liền mang tất cả lụa là gấm vóc cùng mớ kim ngân mà giao cho hiền nội. Vợ của Án Tử lấy làm thích thú. Cười híp cả mắt lại, rồi thì thầm tự nhủ:
- Một người vợ hiền tất phải biết mình, biết chồng. Rõ được lúc vui. Hiểu tường lúc bực - mà đem nước mắt, nụ cười làm phương tính toán - thì dẫu không đủ ân đức để rải khắp nhân gian, thì cũng đủ cho lang quân phải hết lòng quy phục.
Suy đi nghĩ lại. Thiệt là chí lý lắm thay!
Một hôm, vua Sở được tin Án Tử sắp sang, bèn gọi các quan lại, mà phán rằng:
- Án Tử là tay ăn nói giỏi của nước Tề. Nay sắp qua đây. Ta muốn làm nhục. Chẳng hay các ngươi có mẹo kế gì chăng?
Nghiêu Phố, là tướng quốc nước Sở, mới quỳ xuống mà thưa rằng:
- Đợi bao giờ Án Tử sang. Chúng tôi xin trói một người, rồi dẫn đến trước mặt vua.
Vua Sở ngạc nhiên, hỏi:
- Để làm gì?
Nghiêu Phố đáp:
- Để giả làm người nước Tề.
Vua Sở đực mắt ra trong giây lát, rồi nhướng mắt lên mà nói rằng:
- Ta thật không hiểu điều ngươi muốn nói. Vậy có gì thì nói mẹ nó ra. Chớ không thể cứ mông lung kiểu này nữa được!
Nghiêu Phố lật đật đáp:
- Chúng hạ thần cho một người giả làm người nước Tề. Bị bắt về tội ăn trộm, thì dẫu cho Án Tử có mồm năm miệng mười thế nào đi chăng nữa - thì cũng... đi luôn - Chớ không thể múa may gì nữa đặng!
Vua Sở nghe thế mới trong lòng dậy nổi phong ba, mà hớn hở phán rằng:
- Diệu kế! Diệu kế! Phen này Án Tử chỉ có nước... tiêu, thì làm sao giữ tăm tiếng cho nước Tề nữa đặng? Đã vậy trong lòng ta quả nhiều hứng thú. Khi nghĩ cảnh sứ người đỏ mặt tía tai, mà không cách chi cứu thua bàn thấy được...
Đoạn thét tả hữu lấy ba chung bồ đào mỹ tửu ban cho Nghiêu Phố, cùng cấp bảy lượng vàng ròng để tìm người hết sức chịu chơi, đặng hợp với quan nha mà bày trò hí lộng. Nghiêu Phố khoái quá, khiến mặt mày như vừa... thẩm mỹ viện ra, bèn sướng hiu hiu mà nghĩ thầm trong dạ:
- Làm tôi thấy vua thích mà không cố để vua vui là bất Trung. Ăn chén cơm vua mà không hết lòng với vua là bất Nghĩa. Bày mưu tính kế để giúp vua mà không làm là bất Tín. Ta dẫu không dám nhận mình là quân tử, nhưng không thể là kẻ thiếu Trung. Cũng không thể Tín Nghĩa mà thiếu luôn hai đàng nữa được!
Tối ấy, Nghiêu Phố về nhà mà dạ lâng lâng như ngày coi mắt vợ. Vợ của Nghiêu Phố là Hàn thị, thấy chồng về mà... nhẹ gót đường mây, liền ngưng chuyện cửi canh mà nghĩ thầm trong bụng:
- Người ta ở tốt với mình thì mình phải ở tốt với người ta. Người ta ở xấu với mình thì mình cũng phải ở tốt với người ta. Thế mới là hiền phụ...
Nghĩ vậy, bèn đạp canh cửi ngã lăn ngã lốc mà chạy ra đón chồng, rồi hỏi:
- Thiếp vẫn nghe ngàn xưa hay nói:

Xa thì thương, gần thì thường. Nay thiếp đã bên chàng sống đặng mấy niên, mà vẫn thấy thương anh còn hơn hồi mới... chập. Là cớ làm sao?
Nghiêu Phố tươi hẳn nét mặt lên, rồi thủng thẳng đáp rằng:
- Chim Quyên ăn trái nhãn lồng. Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi. Vợ chồng. Ở càng lâu thì... hơi càng nặng. Chớ có mẹ gì đâu! Mà nàng phải cuống lên hỏi này hỏi nọ!
Đoạn, vừa bước vào nhà vừa ca vài điệu Lý quê hương, khiến Hàn thị thấy lạ lùng trong dạ, mới bảo bụng rằng:
- Chồng ta. Từ nào tới giờ, chỉ biết mỗi bài... Trống cơm. Chớ có đâu lại biết nhiều như vậy?

Hay là Cậu Bà từ trên giáng xuống, nên mới xui chàng hát nọ hát kia. Chớ lẽ đâu lại ly kỳ như thế được?
Nghĩ vậy. Mặt mày bỗng đâm lo, mới vội nói với Nghiêu Phố rằng:
- Từ ngày về sửa túi cho lang quân đến nay. Thiếp chưa bao giờ thấy lang quân mừng dzui như dzậy. Nếu lang quân vẫn đẹp lòng đẹp ý, thì chia sớt vài phần với thiếp được chăng?
Nghiêu Phố vội nắm lấy tay Hàn thị. Cười một tiếng rõ to, rồi nói:
- Uống nước phải chừa cặn. Có lý phải có tình. Cạn tàu ráo máng với nhau không nên. Hà huống chi nghĩa Phu thê đã vài Thu sáng rực?
Đoạn, sung sướng đem hết mọi chuyện ra mà kể. Không bỏ sót một chỗ nào. Hàn thị nghe trọn từ đầu tới đuôi, mới hớt hãi kêu Trời trong dạ:
- Ngậm máu phun người dơ miệng mình, thì rõ ra ta không thể dựng đứng câu chuyện, hoặc dùng lời không phải, mà hại ai bao giờ. Lại nữa, bản tính của con người vốn là lương thiện.
Vậy thì những kẻ làm điều sai trái. Chẳng qua là do lòng ham muốn quá nặng mà ra. Chớ chẳng phải số... xui gì hết cả. Đó là chưa nói lâu dần thành ra khó rút - khiến lương thiện buổi đầu mất nó ngày sau ...
Nghĩ vậy, Hàn thị trầm ngâm một chút, rồi nhìn thẳng vào mắt của Nghiêu Phố, mà nói những lời nghe thấu ruột thấu gan:
- Thiếp gần gũi với chàng tuy chẳng được trăm năm, nhưng những điều bổ ích thu đặng không phải là ít.
Phẩm cách cao thượng của phu quân, là khuôn mẫu cho các con mai ngày góp mặt. Tấm lòng lượng cả của phu quân, khiến thiếp đã bao phen lặn mình ở trong đó. Những lời tâm huyết của phu quân, là hướng đi cho thiếp một đời theo đuổi. Nay bỗng dưng phu quân bỏ chỗ quang đâm đầu vào bụi rậm, là cớ làm sao?

Nghiêu Phố trừng mắt lên nhìn Hàn thị, rồi giận dữ gắt rằng:
- Ăn cơm vua. Hưởng lộc nước, thì dầu có phải bán chữ... Thánh hiền để vui lòng vua. Ta cũng làm tuốt luốt. Chớ xá chi chút khen chê mà lo này lo nọ. Đó là chưa nói ta không làm lỡ thằng nào dzớt mất, thì mộng công hầu ta biết liệu làm sao? Khi chốn quan nha lắm gian mà ít thật...
Hàn thị nghe thế. Chợt trong lòng trĩu nặng nỗi buồn. Như muốn khóc, rồi chậm rãi đôi lời nghe thấy mẹ thấy cha:
- Trời không nở bịt hết đường. Hay số phần định cho chàng phải... đứt chến vậy chăng?
Đoạn, thở hắt ra một cái, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
- Cây Lan mọc nơi rừng sâu núi thẳm. Mặc dù chẳng có ai ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của nó, nhưng... đều đều vẫn cứ tỏa hương. Cũng vậy. Một con người có tu dưỡng. Có nhân đức. Càng quyết không thể vì bả phù vân mà thay đổi khí tiết. Nay chàng.

Trên thì thua một người. Dưới lại ngồi trên hàng vạn sinh linh - mà còn chưa thấy đủ - thì trách chi cõi dương gian lắm ghen nhiều cái lụy...
Lúc Án Tử đến nơi. Vua Sở làm tiệc thiết đãi tử tế. Rượu uống ngà ngà. Chợt thấy hai tên lính điệu một người bị trói vào. Vua hỏi:
- Tên kia tội gì mà phải trói thế?
Một tên lính thưa:
- Tên ấy là người nước Tề. Phạm tội ăn trộm nên bị bắt.
Vua Sở khoái trá, liền nheo mắt nhìn Án Tử, rồi cao giọng hỏi rằng:
- Người nước Tề hay trộm cắp lắm nhỉ?
Án Tử đứng dậy thưa rằng:
- Chúng tôi trộm nghe cây Quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là Quất ngọt. Đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa Quất chua. Cành lá giống nhau mà quả chua, quả ngọt. Là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm. Sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau mà khiến ra như thế chăng?
Vua Sở cười nói:
- Ta muốn làm nhục ngươi hóa ra lại chịu nhục. Thế mới hay. Kẻ khôn ngoan chẳng nên nhục mạ ai bao giờ...
Các quan nghe thế. Chỉ lấy mắt nhìn nhau. Chớ tuyệt nhiên không nói thêm chút gì nữa cả. Còn Nghiêu Phố thì đỏ mắt tía tai, đến độ miếng ăn ngon mà không sao nuốt vào cho đặng.

Đã vậy lại thấy Án Tử ung dung cười vui chén, thêm phong độ tẩy trần như thưởng nguyệt chờ trăng, khiến lòng trí mê man như vừa ôm sốt nặng, rồi trong lúc buồn dâng cao như thế, mới nhủ đôi lời nghe tím dạ tím gan:
- Công danh có thể quen mà thành. Tiền của có thể do số... đề mà có. Duy cái Chí khí của con người. Không thể với kim ngân mà mua liền mua được, nên thiên hạ phân loại nhân phẩm con người cao thấp là chỗ đó. Còn ta. Tự cho mình là đại trượng phu - mà hành động chẳng có gì quang minh chính trực - thì... thiệt là hết biết!



sắt ngắn , gỗ dài

Hồi Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê làng Trung Am mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Vào buổi tối 30 tết năm nọ; ông Trạng đang ngồi đàm luận về lý số với một anh học trò xuất sắc của ông đến thăm và biếu ông lễ vật, thì bỗng ngoài cổng có tiếng người gọi. Ông sai gia nhân ra bảo hãy chờ một chút. Trong khi đó, ông và người học trò cùng bấm quẻ để thử đoán xem người đó vào có việc gì?
Cả hai thầy trò cùng bấm vào một quẻ "thiết đoản, mộc trường". Nghĩa là "Sắt ngắn, gỗ dài". Ông hỏi người học trò:
- Vậy anh đoán người đó vào đây có việc gì?
Anh học trò trả lời:
- Thưa thầy! "Thiết đoản, mộc trường, theo ý con, người vào đây chắc hẳn chỉ có mượn chiếc mai đào đất mà thôi, chứ ngoài ra không còn cái gì là "sắt ngắn, gỗ dài" nữa.
Ông cười nói:
- Khác với anh, tôi lại đoán người đó vào đây mượn búa.
Nói xong, ông cho mở cổng. Quả nhiên người ấy vào hỏi mượn búa thật.
Anh học trò chững người ra vì sự đoán sai của mình.

Thấy vậy, ông giải thích cho anh học trò:
- Kể thì anh bấm quẻ cũng giỏi, nhưng mức đoán còn thấp. Anh bảo "sắt ngắn, gỗ dài" mà đoán là mượn mai, như vậy thử hỏi, 30 tết người ta đến đây để mượn mai làm gì cơ chứ?

Còn tôi bảo là người đó vào mượn búa để về bổ củi nấu bánh chưng Tết mà thôi. Bấm quẻ đã đúng nhưng khi đoán còn phải có ý thức cơ biến, mà tránh được những sự sai lầm.
Anh học trò bái phục thầy, xin nhận những lời chỉ bảo quí. Trạng Trình thật là người suy đoán giỏi.



------------ Chữ kí của phapsu --------------

"Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi rồi cũng thành đường thôi"
lỗ tấn
 
Diễn đàn lớp 12A9 » Thôn văn hóa - nghệ thuật » Truyện » truyện trạng quỳnh (các câu chuyện về trạng quỳnh)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:


Xây dựng và phát triển bởi các thành viên
Trang chủ | Liên hệ | Lên trên
Site managed by uCoz-->Started by Tran Kieu